Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng tại lớp niêm mạc ở hậu môn bị rách, nứt một vài vết. Nứt kẽ hậu môn gây đau rát và chảy máu tại hậu môn. Đây là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện, bệnh sẽ phát triển thành mãn tính, hình thành nứt kẽ hậu môn bị viêm nhiễm và gây ra các bệnh về hậu môn và trực tràng khác. Do đó, cần nắm được những biểu hiện của bệnh để phát hiện bệnh sớm, sau đó theo dõi sự phát triển của bệnh.

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn


- Có hiện tượng đau và nóng rát khi đi đại tiện trong một vài ngày.
- Xuất hiện hiện tượng khi đi đại tiện bị chảy máu hậu môn, máu có trong bồn cầu, lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.
- Ngứa quanh hậu môn, hậu môn có hiện tượng ẩm ướt.

 Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh nứt kẽ hậu môn:


  • Đau vùng hậu môn: Nứt kẽ hậu môn gây cho người bệnh cảm rác đau rát khó chịu, đau như có vết cắt ở vùng hậu môn, đây cũng là cũng là dấu hiện đặc trưng của bệnh nứt kẽ hậu môn.
  •  Đại tiện ra máu:Sau mỗi lần đại tiên, người bệnh sẽ thấy máu tươi hoặc rỉ máu bám lẫn vào chất thải và giấy vệ sinh. Tùy vào tình trạng nứt kẽ mà lượng máu có thể nhiều hay ít, máu tươi hay rỉ máu.
  • Mẩn ngứa và ẩm ướt vùng hậu môn:Vết nứt kẽ có phản ứng viêm xuất tiết, kích thích vùng da xung quanh, xuất hiện vạt da tăng sinh, mẩn ướt gây ngứa ngáy và khó chịu.
  • Xuất hiện toàn thân: Khi xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ có sự biến đổi bất thường về thân nhiệt (sốt nhẹ 3705, sốt cao có thể lên tới 400). Kèm theo đó là hiện tượng: miệng đắng ngắt, cảm giác mệt mỏi, chán ăn,…
Cùng với đó, thông qua tình trạng của vết nứt kẽ mà người bệnh có thể nhận định được tình trạng tổn thương của bệnh.

Nứt kẽ hậu môn được chia thành 4 dạng nứt kẽ



  • Nứt non: Vết nứt mới, nhỏ, nông, bề mặt vết nứt còn mềm mại, niêm mạc xung quanh bị xung huyết, xưng tấy.
  • Nứt già: Vết nứt sâu hơn, có thể tái diễn vài lần, niêm mạc hậu môn lân cận xung huyết ít nhưng thành vết nứt đã xơ chai, dày lên.
  • Nứt mới: Vết nứt mới phát sinh, lúc này vết nứt còn chưa rõ ràng nên thường gây nhận thức sai cho người bệnh. Trong trường hợp này, chỉ có bác sĩ chuyên khoa hậu môn  trực tràng hay chuyên khoa tiêu hóa mới có thể nhận biết được.
  • Nứt cũ: Vết nứt đã lâu, bề mặt vết nứt đã hình thành sẹo lồi. Phần sẹo lồi này có thể dễ dàng bị dập nát, mủn ra, gây chảy máu.

 Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn?


Thông thường, nứt kẽ hậu môn là hiện tượng lành tính, 90 % trường hợp bị bệnh sẽ khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Không vì thế mà mọi người có thể chủ quan với hiện tượng này. Khi có biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn cần thực hiện những điều sau:
- Khi đại tiện xong vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh để vùng hậu môn bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
- Nên uống nhiều nước ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng. Hạn chế sử dụng chất kích thích, ăn đồ cay nóng, uống rượu bia… Điều này có thể hạn chế tình trạng dị ứng hậu môn hay táo bón gây ra nứt kẽ hậu môn.
- Nếu không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm cần thăm khám ngay, có thể có dấu hiệu viêm nhiễm và cần được điều trị. Nếu nhẹ, có thể điều trị bằng các loại thuốc rửa, bôi… nặng hơn cần thực hiện phác đồ điều trị hợp lý.



1 nhận xét:

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Dù không nguy hiểm đến tính mạng...